Nhân khẩu Châu_Đại_Dương

Huy hiệuQuốc kỳQuốc gia/Lãnh thổ
(có người thường trú)
Diện tích
(km²)
Dân sốMật độ
(người/km²)
Thủ đôISO 3166-1
Australasia
Úc/Australia7.686.85023.034.8792,7CanberraAU
New Zealand268.6804.465.90016,5WellingtonNZ
Đảo Norfolk (Úc)352.30261,9KingstonNF
Melanesia
Fiji18.270856.34646,9SuvaFJ
Nouvelle-Calédonie (Pháp)19.060240.39012,6NouméaNC
Quần đảo Maluku (Indonesia)74.5051.895.000ML
Papua (Indonesia)319.0363.486.43211JayapuraPA
Tây Papua (Indonesia)140.375760.8555,4ManokwariPB
Papua New Guinea462.8405.172.03311,2Port MoresbyPG
Quần đảo Solomon28.450494.78617,4HoniaraSB
Vanuatu12.200240.00019,7Port VilaVU
Micronesia
Liên bang Micronesia702135.869193,5PalikirFM
Guam (Hoa Kỳ)549160.796292,9HagåtñaGU
Kiribati81196.335118,8South TarawaKI
Quần đảo Marshall18173.630406,8MajuroMH
Nauru2112.329587,1Yaren (thực tế)NR
Quần đảo Bắc Mariana (Hoa Kỳ)47777.311162,1SaipanMP
Palau45819.40942,4NgerulmudPW
Polynesia
Samoa thuộc Mỹ (Hoa Kỳ)19968.688345,2Pago PagoAS
Quần đảo Cook (New Zealand)24020.81186,7AvaruaCK
Đảo Phục Sinh (Chile)1645.76131Hanga RoaCL
Polynésie thuộc Pháp (Pháp)4.167257.84761,9PapeetePF
Hawaii (Hoa Kỳ)16.6361.360.30181,8HonoluluUS
Niue (New Zealand)2602.1348,2AlofiNU
Quần đảo Pitcairn (Anh)474710AdamstownPN
Samoa2.944179.00063,2ApiaWS
Tokelau (New Zealand)101.431143,1NukunonuTK
Tonga748106.137141,9NukuʻalofaTO
Tuvalu2611.146428,7FunafutiTV
Wallis và Futuna (Pháp)27415.58556,9Mata-UtuWF
Tổng cộng8.919.53041.050.6994,4
Tổng cộng trừ đại lục Úc1.232.68019.022.69914,8

    Tôn giáo

    Saione, nhà thờ của Quốc vương, một địa điểm thuộc Giáo hội Wesley Tự do tại Kolomotuʻa, Tonga.

    Tôn giáo chiếm ưu thế tại châu Đại Dương là Cơ Đốc giáo (73,3%).[126][127] Một cuộc khảo sát vào năm 2011 cho rằng 92,1% người dân tại Melanesia,[126] 93,1% tại Micronesia[126] và 96,1% tại Polynesia tự nhận là tín đồ Cơ Đốc giáo.[126] Các tôn giáo truyền thống thường là thuyết vật linh, và chúng phổ biến trong các bộ lạc truyền thống với niềm tin rằng thần linh hiện diện trong các những điều tự nhiên.[128] Theo điều tra dân số năm 2013, 47,5% người New Zealand liên kết bản thân với Cơ Đốc giáo và 41,92% khai rằng không theo tôn giáo nào.[129] Theo điều tra nhân khẩu năm 2016, 52,1% dân cư Úc nhận rằng thuộc một giáo phái Cơ Đốc, và 30,1% cho biết là họ không theo tôn giáo nào.[130]

    Trong các cuộc điều tra nhân khẩu gần đây tại Úc và New Zealand, có lượng lớn dân chúng cho biết là họ thuộc nhóm "không tôn giáo" (bao gồm vô thần, bất khả tri, thần giáo tự nhiên, nhân đạo thế tục và duy lý). Tại Tonga, sinh hoạt thường nhật chịu ảnh hưởng mạnh từ các truyền thống Polynesia và đặc biệt là từ tín ngưỡng Cơ Đốc. Thánh đường Hồi giáo Ahmadiyya tại Quần đảo Marshall là thánh đường Hồi giáo duy nhất tại Micronesia.[131] Nhà tín ngưỡng Bahá'í tại Tiapapata, Samoa là một trong tám nhà tín ngưỡng của giáo phái này.

    Các tôn giáo khác trong khu vực gồm có Do Thái giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáoJaina giáo. Isaac Isaacstoàn quyền Úc đầu tiên sinh tại Úc, và là người Do Thái đầu tiên là đại diện cấp phó vương trong Đế quốc Anh.[132].

    Ngôn ngữ

    Các ngôn ngữ bản địa tại châu Đại Dương nằm trong ba nhóm địa lý chính:

    Các ngôn ngữ có nguồn gốc thực dân là tiếng Anh tại Úc, New Zealand, Hawaii, và nhiều lãnh thổ khác; tiếng Pháp tại Nouvelle-CalédoniePolynésie thuộc Pháp, tiếng Nhật tại quần đảo Ogasawara, tiếng Tây Ban Nha tại đảo Phục Sinh. Ngoài ra còn có các thứ tiếng lai tạp được hình thành từ tương tác giữa tiếng Mã Lai hoặc các ngôn ngữ thực dân với ngôn ngữ bản địa, như Tok Pisin, Bislama, Chavacano, và nhiều ngôn ngữ thương mại và lai tạp Mã Lai, tiếng Hawaii bồi, Norfuk và Pitkern. Tiếp xúc giữa hai nhóm Nam Đảo và Papua dẫn đến có một vài ngôn ngữ hỗn hợp như Maisin.

    Người nhập cư mang theo ngôn ngữ của họ đến khu vực, như Quan thoại, tiếng Ý, Ả Rập, Ba Lan, Hindi, Đức, Tây Ban Nha, Hàn, Quảng Đông hay Hy Lạp, cùng các thứ tiếng khác, tại Úc và New Zealand,[133] hay là tiếng Hindi Fiji tại Fiji.

    Nhập cư

    Các di dân Hà Lan đến Úc vào năm 1954.

    Các khu vực đa văn hoá nhất tại châu Đại Dương, có mức độ nhập cư cao, là Úc, New Zealand và Hawaii. Kể từ năm 1945, có trên 7 triệu người đã định cư tại Úc. Từ cuối thập niên 1970, xuất hiện gia tăng đáng kể nhập cư từ châu Á và các quốc gia bên ngoài châu Âu, biến Úc thành một quốc gia đa văn hoá.[134]

    Sydney là thành phố đa văn hoá nhất tại châu Đại Dương, có trên 250 ngôn ngữ khác nhau và 40% cư dân thành phố nói một ngôn ngữ khác tiếng Anh tại nhà.[135] Hơn thế nữa, 36% cư dân được ghi nhận là sinh tại hải ngoại, các quốc gia đứng đầu là Ý, Liban, Việt NamIraq, cùng các quốc gia khác.[136][137] Melbourne cũng khá đa dạng văn hoá, có lượng người nói tiếng Hy Lạp lớn nhất bên ngoài châu Âu,[138] và có lượng người gốc Á lớn thứ nhì tại Úc sau Sydney.[139][140][141]

    Có một dòng di dân lớn từ châu Âu đến New Zealand sau khi ký kết Hiệp định Waitangi vào năm 1840. Nhập cư sau đó chủ yếu là từ quần đảo Anh, song cũng có người từ châu Âu đại lục, Thái Bình Dương, châu Mỹ và châu Á.[142][143] Auckland có trên một nửa cư dân New Zealand sinh tại hải ngoại.[144]

    Hawaii là một bang có người thiểu số chiếm đa số cư dân.[145] Các công nhân người Hoa định cư tại Hawaii từ năm 1789. Năm 1820, các nhà truyền giáo Hoa Kỳ đầu tiên đến quần đảo.[146] Tính đến năm 2015[cập nhật], một lượng lớn cư dân Hawaii có nguồn gốc châu Á, đặc biệt là Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhiều người là hậu duệ của những di dân được đưa đến để làm việc trong các đồn điền mía vào giữa đến cuối thế kỷ XIX. Gần 13.000 người Bồ Đào Nha đến quần đảo cho đến năm 1899; họ cũng làm việc trong các đồn điền mía.[147] Người Puerto Rico di cư đến Hawaii từ năm 1899 khi ngành đường của Puerto Rico bị tàn phá do bão.[148]

    Cổ di truyền học

    Khảo cổ học, ngôn ngữ học, và nghiên cứu di truyền chỉ ra rằng châu Đại Dương có hai làn sóng di cư lớn. Cuộc di cư đầu tiên diễn ra khoảng 40 nghìn năm trước, những người Papua di cư này định cư tại phần lớn châu Đại Dương gần. Khoảng 3,5 nghìn năm trước, một cuộc bành trướng thứ nhì diễn ra khi những người nói tiếng Nam Đảo đến châu Đại Dương gần, và hậu duệ của họ đi đến các góc xa của Thái Bình Dương, định cư tại châu Đại Dương xa.[149]

    Nghiên cứu ADN ti thể (mtDNA) định lượng mức độ bành trướng của người Nam Đào và chứng minh tác động đồng nhất của cuộc bành trướng này. Về ảnh hưởng của người Papua, các nhóm đơn bội bản địa ủng hộ giả thuyết về một lịch sử lâu dài tại châu Đại Dương gần, có một số dòng dõi cho thấy chiều sâu thời gian đến 60 nghìn năm. Cư dân tại Santa Cruz tại châu Đại Dương xa có điểm dị thường là tần số cực cao của các nhóm đơn bội bản địa có gốc châu Đại Dương gần.[149]

    Các khu vực rộng lớn tại New Guinea vẫn chưa được các nhà khoa học và nhân loại học khám phá, do rừng che phủ rộng và địa hình núi cao. Các bộ lạc bản địa được biết đến tại Papua New Guinea có rất ít tiếp xúc với nhà cầm quyền địa phương. Nhiều bộ lạc vẫn ở thời kỳ tiền văn tự, và ở cấp quốc gia hay quốc tế, cực kỳ khó khăn nếu muốn biết các tên gọi bộ lạc và thông tin về họ. Các tỉnh PapuaTây Papua của Indonesia trên đảo New Guinea có khoảng 44 nhóm bộ lạc chưa được tiếp xúc.[150]

    Tài liệu tham khảo

    WikiPedia: Châu_Đại_Dương http://www.atkearney.com.au/documents/10192/dfedfc... http://www.australiangeographic.com.au/journal/lan... http://www.australiangeographic.com.au/topics/feat... http://profile.id.com.au/sydney/population http://www.mercer.com.au/newsroom/mercer-2014-qual... http://www.miningfm.com.au/mining-towns/overseas/p... http://www.sbs.com.au/food/cuisineindex/RecipeByCu... http://www.sbs.com.au/yourlanguage/italian/en/arti... http://www.smh.com.au/articles/2002/11/10/10363085... http://www.smh.com.au/data-point/sydney-languages